Về U Minh, không chỉ được hòa mình vào một vùng sông nước thiên nhiên rộng lớn, du khách còn có cơ hội thưởng thức nhiều món ẩm thực lạ miệng và dân dã.
Thật dễ dàng để du khách tìm ra những thực phẩm thiên nhiên nơi đất mũi xa xôi. Những buổi chiều rảnh rỗi, mọi người chỉ cần rủ nhau ra sông hoặc lên rừng, khi về là đã có ngay món cá nướng, ốc luộc hay cháo rùa, chuột quay... Thiên nhiên ưu đãi cho U Minh nguồn sinh vật, thực vật khá lớn. Vì thế, người dân nơi đây đã tận dụng những gì sẵn có để sáng tạo ra các món ăn mang hương vị đặc trưng của vùng đất này.
Nem mắm
Đây là món ăn chế biến từ mắm cá lóc trộn với thịt heo luộc xắt mỏng, đu đủ gần chín, ớt, riềng, thính, đường và muối. Thời gian ủ để nem chua khoảng 3-5 ngày. Nem mắm thường được làm vào các dịp lễ, Tết. Sau này, món nem còn được truyền đến các vùng khác như Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ... Cùng nhiều kỹ thuật chế biến tiên tiến, nem mắm đã trở thành đặc sản ở những vùng đó.
Tả pí lù
Tả pí lù gồm rau sống, bún, cá hoặc thịt heo thái mỏng, thường được ăn vào những ngày mưa lâm râm, gia đình quây quần ấm áp bên nồi nước xương cá hầm bốc khói nghi ngút. Ảnh: vnvina
Tên gọi “tả pí lù” có nguồn gốc từ người Hoa. Đây là món gần giống như lẩu thập cẩm. Thành phần chính là các loại cá thái mỏng nhưng ngon nhất là nấu cùng cá sặc bướm. Cá chỉ lấy phần thịt ở hai bền sườn, đem tẩm ướp gia vị. Nguyên liệu này sau đó nhúng tái vào nồi nước lẩu nấu bằng xương cá và nước dừa tươi. Dùng bánh tráng để cuốn cá cùng nhiều loại rau sống, đậu phộng rang, cơm dừa nạo, bún chấm với nước mắm trong. Đây là món ăn ưa thích của người dân vùng U Minh vào mùa nước lớn, cá nhiều, mọi người có thời gian nghỉ ngơi, bày biện ăn uống, nhậu nhẹt.
Mắm chuột và khô chuột
Mắm chuột được chế biến giống như làm mắm cá đồng nhưng ngoài muối, thính còn thêm đường. Món này không ăn sống mà phải chưng hoặc chiên lên. Còn khô chuột được tẩm muối và sả băm đem phơi nắng cho thật khô, nhưng cũng chỉ có thể để dành khoảng 10-15 ngày vì dễ bị mốc và hôi do nhiều mỡ. Đây là hai món ăn đặc trưng mà chỉ vùng U Minh mới có.
Bánh xèo nhân bồn bồn
Bánh xèo U Minh hấp dẫn hơn khi có thêm thịt chuột đồng, bồn bồn. Ảnh: vannghetiengiang
Bành xèo là món ăn phổ biến ở Nam Bộ, tùy vào cách chế biến mà nó mang những hương vị riêng của từng vùng, miền. Riêng ở U Minh, nhân bánh có thêm bồn bồn chẻ nhỏ, thịt gà (vịt), ếch nhái hay chuột băm. Rau ăn kèm gồm thơm, cải xanh và các loại lá cây khác như ổi, đọt cây sao nhái...
Ong mật non nấu chè
Nguyên liệu chính của món này gồm xác ong non, hạt đậu xanh, mộc nhĩ, bột năng và mật ong. Món chè có vị thơm thanh mát của hương bông tràm do ong hút mật, mùi vị khác hẳn so với các loại chè nấu bằng đường mía.
Món ăn chế biến từ tóp mỡ
Mỡ heo sau khi thắng hết, phần còn lại là tóp. Tóp mỡ thường được xào chung với rau, kho thịt hoặc kho khô với nước mắm. Nguyên liệu này còn được người dân U Minh ngào đường, gần như thành một món mứt rất lạ miệng, dùng cùng trà hoặc ăn chơi. Món này rất khó ăn với những ai mới thưởng thức lần đầu bởi cảm giác béo ngầy ngậy và rất ngọt.
Thật dễ dàng để du khách tìm ra những thực phẩm thiên nhiên nơi đất mũi xa xôi. Những buổi chiều rảnh rỗi, mọi người chỉ cần rủ nhau ra sông hoặc lên rừng, khi về là đã có ngay món cá nướng, ốc luộc hay cháo rùa, chuột quay... Thiên nhiên ưu đãi cho U Minh nguồn sinh vật, thực vật khá lớn. Vì thế, người dân nơi đây đã tận dụng những gì sẵn có để sáng tạo ra các món ăn mang hương vị đặc trưng của vùng đất này.
Nem mắm
Đây là món ăn chế biến từ mắm cá lóc trộn với thịt heo luộc xắt mỏng, đu đủ gần chín, ớt, riềng, thính, đường và muối. Thời gian ủ để nem chua khoảng 3-5 ngày. Nem mắm thường được làm vào các dịp lễ, Tết. Sau này, món nem còn được truyền đến các vùng khác như Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ... Cùng nhiều kỹ thuật chế biến tiên tiến, nem mắm đã trở thành đặc sản ở những vùng đó.
Tả pí lù
Tả pí lù gồm rau sống, bún, cá hoặc thịt heo thái mỏng, thường được ăn vào những ngày mưa lâm râm, gia đình quây quần ấm áp bên nồi nước xương cá hầm bốc khói nghi ngút. Ảnh: vnvina
Tên gọi “tả pí lù” có nguồn gốc từ người Hoa. Đây là món gần giống như lẩu thập cẩm. Thành phần chính là các loại cá thái mỏng nhưng ngon nhất là nấu cùng cá sặc bướm. Cá chỉ lấy phần thịt ở hai bền sườn, đem tẩm ướp gia vị. Nguyên liệu này sau đó nhúng tái vào nồi nước lẩu nấu bằng xương cá và nước dừa tươi. Dùng bánh tráng để cuốn cá cùng nhiều loại rau sống, đậu phộng rang, cơm dừa nạo, bún chấm với nước mắm trong. Đây là món ăn ưa thích của người dân vùng U Minh vào mùa nước lớn, cá nhiều, mọi người có thời gian nghỉ ngơi, bày biện ăn uống, nhậu nhẹt.
Mắm chuột và khô chuột
Mắm chuột được chế biến giống như làm mắm cá đồng nhưng ngoài muối, thính còn thêm đường. Món này không ăn sống mà phải chưng hoặc chiên lên. Còn khô chuột được tẩm muối và sả băm đem phơi nắng cho thật khô, nhưng cũng chỉ có thể để dành khoảng 10-15 ngày vì dễ bị mốc và hôi do nhiều mỡ. Đây là hai món ăn đặc trưng mà chỉ vùng U Minh mới có.
Bánh xèo nhân bồn bồn
Bánh xèo U Minh hấp dẫn hơn khi có thêm thịt chuột đồng, bồn bồn. Ảnh: vannghetiengiang
Bành xèo là món ăn phổ biến ở Nam Bộ, tùy vào cách chế biến mà nó mang những hương vị riêng của từng vùng, miền. Riêng ở U Minh, nhân bánh có thêm bồn bồn chẻ nhỏ, thịt gà (vịt), ếch nhái hay chuột băm. Rau ăn kèm gồm thơm, cải xanh và các loại lá cây khác như ổi, đọt cây sao nhái...
Ong mật non nấu chè
Nguyên liệu chính của món này gồm xác ong non, hạt đậu xanh, mộc nhĩ, bột năng và mật ong. Món chè có vị thơm thanh mát của hương bông tràm do ong hút mật, mùi vị khác hẳn so với các loại chè nấu bằng đường mía.
Món ăn chế biến từ tóp mỡ
Mỡ heo sau khi thắng hết, phần còn lại là tóp. Tóp mỡ thường được xào chung với rau, kho thịt hoặc kho khô với nước mắm. Nguyên liệu này còn được người dân U Minh ngào đường, gần như thành một món mứt rất lạ miệng, dùng cùng trà hoặc ăn chơi. Món này rất khó ăn với những ai mới thưởng thức lần đầu bởi cảm giác béo ngầy ngậy và rất ngọt.
Post a Comment