Ở bên kia dốc cuộc đời, hàng ngày cụ bà 82 tuổi phải sống trong căn lều tạm bợ. Cuộc sống không người thân khiến bà kể cả đau ốm hay khỏe mạnh vẫn phải gánh hàng đi bán mưu sinh.
Sống một mình, không chồng con, không người chăm sóc, hằng đêm bà lão phải lặn lội gánh hàng ra bán ở góc đường trước chợ Đông Ba – cầu Gia Hội (TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), kiếm vài đồng tiền lẻ sống qua ngày. Đó là trường hợp của bà Trần Thị Cặn, 82 tuổi, sống trong căn lều tạm gần bờ hồ đường Trần Huy Liệu (phường Phú Hòa, TP. Huế).
Từ bé đã phải sớm chứng kiến cảnh gia đình ly tán: Cha bỏ đi theo người đàn bà khác, mẹ lấy chồng mới. Bà và người em sống cùng với mẹ và cha dượng. Lên 4 tuổi, đứa em của bà không may qua đời vì mắc bệnh sởi. Bà sống thui thủi với chút ít tình thương bị san sẻ của mẹ mình.
Khi mẹ mất, căn nhà trở thành thứ tài sản của những người em cùng mẹ khác cha. Bà dựng tạm căn lều nhỏ sau hè, sống cực khổ với nghề phụ thợ hồ và bán hàng rong.
Khi đã đến tuổi trung niên, không còn đủ sức khỏe, bà tập trung vào gánh hàng nhỏ, với những mặt hàng chủ yếu là rau, củ, quả từ đồng vốn ít ỏi.
7 năm trở lại đây sức khỏe bà trở nên yếu, không còn gánh dạo được nữa, bà quyết định chọn một góc nhỏ ở chợ Đông Ba, gần chân cầu Gia Hội để kiếm chén cơm qua ngày.
Trong gánh hàng của bà cũng chỉ có vài quả trứng vịt, một ít hành, dăm ba quả cà, gừng, ớt tỏi với hi vọng bán được 20.000 – 30.000 đồng/ngày. Mỗi ngày, cứ 6 giờ tối bà lại gánh hàng ra, đến hơn 9 giờ tối bà dọn hàng về.
Số tiền thu nhập được, bà trích ra 15.000 đồng mua cơm ăn cả ngày, đựng trong những bịch ni lông, lúc đói lại mang ra ăn.
Bà Cặn tâm sự: “Tuổi già rồi, sức yếu bà cảm giác không còn gánh nổi nữa”. Đôi lưng còng khiến gành hàng quệt sát đất mỗi khi bà gánh trên đường. Hơn 30 năm dầm mưa dãi nắng với nghề bán hàng, cuối đời bà vẫn chỉ biết ngậm ngùi với số phận, không một chút của để dành lúc ốm đau.
Cuộc sống cứ lặng lẽ trôi qua, bà vẫn phải đội mưa đội gió mưu sinh, mặc số phận cho ông trời định đoạt.
Những người bán xung quanh đều thương cho hoàn cảnh nghèo khổ đơn chiếc của bà. Nhiều người còn đề nghị đưa bà vào trại dưỡng lão nhưng bà Cặn từ chối: “Cực khổ cũng lâu rồi, không sống được bao lâu nữa nên hãy để tôi sống như vậy cho thoải mái”.
Theo bà Cặn, cũng nhờ sự giúp đỡ của mọi người nên bà còn sống được tới ngày hôm nay. Dẫu chỉ kiếm được đôi ba đồng tiền lẻ nhưng bà vẫn hi vọng có sức khỏe để mưu sinh chống lại cái đói. Lắm lúc ngả bệnh, bà Cặn cũng chỉ biết khấn vái trời Phật phù hộ, không dám đi khám.
Những đêm đi bán về, bà gánh hàng vào trong góc đường sáng, nghỉ chân để ăn vội chén cơm vì ở nhà không có điện.
Cuộc sống kham khổ đã trở thành thói quen cả một đời người. Với bà, niềm vui bây giờ là còn có sức khỏe để tiếp tục buôn bán.
Bà lo lắng, mùa mưa gió tới đây sẽ không còn đủ sức để chống chọi, và những ngày tháng đó cuộc sống sẽ không biết như thế nào. Bao nhiều suy nghĩ bà cũng biết cầu trời cho ngày mai sáng hơn còn hiện tại, bà vẫn lặng lẽ đêm khuya với những gánh hàng.
Sống một mình, không chồng con, không người chăm sóc, hằng đêm bà lão phải lặn lội gánh hàng ra bán ở góc đường trước chợ Đông Ba – cầu Gia Hội (TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), kiếm vài đồng tiền lẻ sống qua ngày. Đó là trường hợp của bà Trần Thị Cặn, 82 tuổi, sống trong căn lều tạm gần bờ hồ đường Trần Huy Liệu (phường Phú Hòa, TP. Huế).
Từ bé đã phải sớm chứng kiến cảnh gia đình ly tán: Cha bỏ đi theo người đàn bà khác, mẹ lấy chồng mới. Bà và người em sống cùng với mẹ và cha dượng. Lên 4 tuổi, đứa em của bà không may qua đời vì mắc bệnh sởi. Bà sống thui thủi với chút ít tình thương bị san sẻ của mẹ mình.
Khi mẹ mất, căn nhà trở thành thứ tài sản của những người em cùng mẹ khác cha. Bà dựng tạm căn lều nhỏ sau hè, sống cực khổ với nghề phụ thợ hồ và bán hàng rong.
Khi đã đến tuổi trung niên, không còn đủ sức khỏe, bà tập trung vào gánh hàng nhỏ, với những mặt hàng chủ yếu là rau, củ, quả từ đồng vốn ít ỏi.
7 năm trở lại đây sức khỏe bà trở nên yếu, không còn gánh dạo được nữa, bà quyết định chọn một góc nhỏ ở chợ Đông Ba, gần chân cầu Gia Hội để kiếm chén cơm qua ngày.
Trong gánh hàng của bà cũng chỉ có vài quả trứng vịt, một ít hành, dăm ba quả cà, gừng, ớt tỏi với hi vọng bán được 20.000 – 30.000 đồng/ngày. Mỗi ngày, cứ 6 giờ tối bà lại gánh hàng ra, đến hơn 9 giờ tối bà dọn hàng về.
Số tiền thu nhập được, bà trích ra 15.000 đồng mua cơm ăn cả ngày, đựng trong những bịch ni lông, lúc đói lại mang ra ăn.
Bà Cặn tâm sự: “Tuổi già rồi, sức yếu bà cảm giác không còn gánh nổi nữa”. Đôi lưng còng khiến gành hàng quệt sát đất mỗi khi bà gánh trên đường. Hơn 30 năm dầm mưa dãi nắng với nghề bán hàng, cuối đời bà vẫn chỉ biết ngậm ngùi với số phận, không một chút của để dành lúc ốm đau.
Cuộc sống cứ lặng lẽ trôi qua, bà vẫn phải đội mưa đội gió mưu sinh, mặc số phận cho ông trời định đoạt.
Những người bán xung quanh đều thương cho hoàn cảnh nghèo khổ đơn chiếc của bà. Nhiều người còn đề nghị đưa bà vào trại dưỡng lão nhưng bà Cặn từ chối: “Cực khổ cũng lâu rồi, không sống được bao lâu nữa nên hãy để tôi sống như vậy cho thoải mái”.
Theo bà Cặn, cũng nhờ sự giúp đỡ của mọi người nên bà còn sống được tới ngày hôm nay. Dẫu chỉ kiếm được đôi ba đồng tiền lẻ nhưng bà vẫn hi vọng có sức khỏe để mưu sinh chống lại cái đói. Lắm lúc ngả bệnh, bà Cặn cũng chỉ biết khấn vái trời Phật phù hộ, không dám đi khám.
Những đêm đi bán về, bà gánh hàng vào trong góc đường sáng, nghỉ chân để ăn vội chén cơm vì ở nhà không có điện.
Cuộc sống kham khổ đã trở thành thói quen cả một đời người. Với bà, niềm vui bây giờ là còn có sức khỏe để tiếp tục buôn bán.
Bà lo lắng, mùa mưa gió tới đây sẽ không còn đủ sức để chống chọi, và những ngày tháng đó cuộc sống sẽ không biết như thế nào. Bao nhiều suy nghĩ bà cũng biết cầu trời cho ngày mai sáng hơn còn hiện tại, bà vẫn lặng lẽ đêm khuya với những gánh hàng.
Post a Comment